- Sách Kinh Tế
- Sách Thiếu Nhi
- Sách Giáo Khoa - Tham Khảo
- Nghệ Thuật - Giải Trí
- Sách Ngoại Ngữ - Tin Học
- Sách Tâm Lý - Kĩ Năng Sống
Miễn phí giao hàngCho tất cả các đơn hàng từ 250.000đ
Chính sách đổi trảĐổi trả sản phẩm trong 7 ngày
Hỗ trợ 24/7Hotline: +0917.956.007
Thường được mua cùngNhà xuất bản NXB Hồng Đức Kích thước 16x24 cm Hình thức bìa Bìa mềm Ngày xuất bản 2021 Số trang 516 Trọng lượng 550 gr Y học thế giới có nhiệm vụ cao cả là cứu con người ra khỏi bệnh tật. Trong đó, nền Y học Đông phương có sự đóng góp rất quan trọng. Nền Y học Đông phương dựa vào lý luận kinh điển có hàng mấy ngàn năm trước là chính, gồm những tác phẩm DỊCH LÝ và Y LÝ
Nội kinh (Linh khu).
Nội kinh (Tố vấn).
Nội kinh (Nan kinh).
Thương hàn luận.
Kim quỹ yếu lược.
Sơ đồ trên đây là bức tranh cơ bản đưa chúng ta vào con đường Đông phương học, nhất là Đông Y học. Con đường này đã được vạch ra từ hơn 2.000 năm trước đây ở Trung Quốc và đã được chứng minh qua lý luận và thực tiễn lâm sàng: Từ Linh khu, Tố vấn, Nan kinh, Thương hàn luận, Kim quỹ yếu lược rồi đến Y học nhập môn, Y tông kim giám, Thọ thế bảo nguyên, Hải thượng Y tông tâm lĩnh, Ngư tiều y thuật vấn đáp…
Kinh Dịch, quyển sách đứng đầu trong các tác phẩm nói trên, đồng thời cũng là quyển sách được ứng dụng nhiều mặt như Nho, Y, Lý, Số… Riêng ở các nước Tây phương có nền khoa học - kỹ thuật tiến bộ nhất như Đức, Mỹ, Pháp… cũng đã nghiên cứu Kinh Dịch từ lâu và cũng đã có những thành tựu lớn về Toán, Vật lý…
Trong Y học Đông phương, bất cứ tác phẩm nào cũng đều có những lời lẽ thật trang trọng về vai trò chỉ đạo của Kinh Dịch. Trong lời TỰA, sách Hải thượng Y tông tâm lĩnh, sau khi ca tụng “ngày xuân đầm ấm, trời đất vui vẻ, gió xuân phơi phới”… cụ Lê Hữu Trác đã nhấn mạnh:
Muốn nói chuyện vui nghe khách đến, Vừa khi thích rượu thấy hoa cười. … Kinh Dịch nói: Nhờ sự chung đúc, sinh thành của trời đất mà muôn vật được phát triển (tư thỉ, tư sinh). Thế thì muôn vật sở dĩ thành ra Tính không phải là không có căn do. Thực là cái vô tình nẩy ra cái hữu tình.
Ở phần cuối, cụ kết luận … Nghệ thuật làm thuốc cũng ở trong nghiệp nhà Nho. Cụ Lê Hữu Trác lại nói: Hiền triết đời xưa có nói: Học Kinh Dịch đã, rồi mới có thể nói tới việc học thuốc. Cụ nói tiếp: Vì đạo lý của nghề Y có liên quan đến Dịch lý…Kinh Dịch có chép: Hay lắm thay. Đạo nguyên của quẻ Khôn, vạn vật nhờ đó mà sinh dục…Tôi là người học Nho, quyết chí theo nghề Y.
Không hiểu về Trời - Đất - Người cũng không thể nói đến chuyện Nho. Không thông hiểu về Trời - Đất - Người, không thể nói đến chuyện làm thuốc. Lại nói: Học Kinh Dịch đã, rồi sau mới nói đến chuyện học thuốc. Vì lý của Âm Dương tức là lý của Y học. Lại nói: Lấy Nho học để hiểu Y học…”
Lý luận Kinh Dịch rất phù hợp với phương pháp của Y học và hầu như không thể tách rời được. Cụ Nguyễn Đình Chiểu viết trong Ngư tiều y thuật vấn đáp - Đạo y nửa ở Dịch Kinh, Không thông lẽ Dịch, sao rành chước Y? (1477 - 1478).
Tưởng rằng đạo thuốc thâm u, Hay đâu Y cũng trong Nho một nghề. (2985 - 2986). Dẫn rằng muốn học máy linh, Coi chừng Trời - Đất trong hình người ta....
Nhà sách TicTak hân hạnh giới thiệu ..
Sản phẩm cùng loại
Sản phẩm đã xem
- Sách Thiếu Nhi