- Sách Kinh Tế
- Sách Thiếu Nhi
- Sách Giáo Khoa - Tham Khảo
- Nghệ Thuật - Giải Trí
- Sách Ngoại Ngữ - Tin Học
- Sách Tâm Lý - Kĩ Năng Sống
- 20%
Miễn phí giao hàngCho tất cả các đơn hàng từ 250.000đ
Chính sách đổi trảĐổi trả sản phẩm trong 7 ngày
Hỗ trợ 24/7Hotline: +0917.956.007
Nhà xuất bản NXB Dân Trí Kích thước 16x24 cm Hình thức bìa Bìa Mềm Ngày xuất bản 2020 Phế Đại Trường - Thận Bàng Quang - Tâm Và Tiểu Trường Trong Đông Y
1. Phế Đại Trường Trong Đông Y.
Nói đến không khí, mọi người đều nghĩ đến chức năng của tạng Phế - theo Nội kinh: “Phế chủ khí”. Theo Đông y, Phế không chỉ chủ về khí nhưng còn nhiều công dụng khác như: liên quan đến da lông (Phế chủ bì mao), liên quan đến mũi (Phế khai khiếu ở mũi)… với những lý luận cao sâu mà người xưa đã dày công nghiên cứu để lại.
Nói đến Đại trường, người ta cũng chỉ nghĩ đến “ruột già” như 1 cơ quan có tác dụng bài tiết các chất thải, phân từ trong cơ thể ra bên ngoài. Có lẽ ít người quan tâm đến sự liên quan giữa Phế - Đại trường theo quan niệm Biểu Lý của Đông y. Đó là sự thiệt thòi về nhiều mặt.
Thí dụ đối với Dưỡng sinh, người ta khuyên buổi sáng sớm là thời điểm rất thích hợp cho việc đại tiện. Tại sao vậy? Vì buổi sáng sớm 5-7 giờ là thời điểm của Phế khí. Khi Phế khí mạnh (theo vòng kinh khí tự nhiên) khí sẽ từ Phế chuyển xuống cho Đại trường (theo góc độ Biểu – Lý), sẽ giúp Đại trường tống phân và các chất cặn bã ra khỏi cơ thể một cách dễ dàng, hợp với tự nhiên…
2. Tâm Và Tiểu Trường Trong Đông Y.
Tim - tạng Tâm, được người xưa xếp vào loại quan trọng khi đặt tên là “quân chủ”. Bệnh Tim mạch hiện nay cũng được coi là bệnh có số lượng người mắc bệnh và gây tử vong cao. Tìm hiểu về Tâm tạng, tim mạch sẽ giúp chúng ta có được những hiểu biết về nhiều bệnh liên quan đến tạng Tâm, tim mạch... từ đó có thể giúp phòng và trị bệnh, giúp cuộc sống tốt đẹp hơn.
Nhiều tác giả Tây phương, khi nghiên cứu về Tạng tượng của Đông phương, đã dùng những từ ngữ của cơ thể học hiện đại để dịch nghĩa các Tạng phủ như: dịch chữ Can là The Liver, La Foie hoặc dịch Thận là The Kidneys, les Reins; lầm dịch là Heart, Coeur...
Y Học Cổ Truyền (YHCT) cho rằng, Tâm không những chỉ quản lý về sự tuần hoàn máu (Tâm chủ huyết mạch) mà còn có liên hệ với tinh thần con người (Tâm chủ thần minh, Tâm tàng thần) liên hệ đến mồ hôi (Mồ hôi là dịch của Tâm), biểu hiện nơi tiếng cười, khai khiếu ra ở lưỡi)...
3. Thận Bàng Quang Trong Đông Y.
Khi nói đến thận, nếu chỉ nhìn thấy 2 hình hột đậu màu nâu đỏ nằm ở 2 bên ngang lưng thì sẽ khó có thể hiểu được lý luận của Đông y.
Tai, xét về mặt giải phẫu, không có bất cứ sự liên hệ nào về thần kinh hoặc mạch máu, nhưng điều trị bệnh về tai như tai ù, điếc… Đông y Biện chứng về Thận (hỏa của Thận bốc lên, Thận hư yếu…) theo lý luận “Thận khai khiếu ở tai” có kết quả tốt.
Trong số 5 tạng (Tâm, Can, Tỳ, Phế, Thận) thì tạng Thận có nhiều điều cần nghiên cứu, ứng dụng. Tuy nhiên, tài liệu viết chuyên sâu về tạng Thận lại quá ít, khó có thể đáp ứng nhu cầu nghiên cứu sâu về tạng Thận.
Vì vậy chúng tôi tổng hợp và giới thiệu những tư liệu liên quan đến Thận, dù không thể hết toàn bộ, nhưng cũng mong rằng những thông tin này sẽ giúp ích cho những người quan tâm và nghiên cứu về Đông y.
Lục phủ ngũ tạng của Đông y vẫn là những đề tài hấp dẫn đối với những người yêu thích và muốn nghiên cứu về Đông y, vì vậy, chúng tôi sẽ giới thiệu toàn bộ lục phủ ngũ tạng Đông y trong các tài liệu liên quan.
Nhà sách TicTak hân hạnh giới thiệu ..
Sản phẩm cùng loại
Sách cùng tác giả
Tỳ Vị Trong Đông Y205,000đ153,800đCan Đởm Trong Đông Y200,000đ150,000đMạch Học Giảng Nghĩa (Bìa Cứng)280,000đ224,000đĐông Dược Học (Bìa Cứng)400,000đ360,000đTrung Y Vọng Chuẩn300,000đ240,000đY Lý Y Học Cổ Truyền170,000đ136,000đĐồ Giải Kinh Lạc Huyệt Vị Nữ Giới120,000đ96,000đSản phẩm đã xem
- Sách Thiếu Nhi